Xây dựng sơ đồ là công việc ban đầu của quá trình làm mẫu. Việc xây dựng sơ đồ giác mẫu khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí như: Vải, nhân công và giấy giác mẫu (giấy giác sơ đồ vi tính hay còn gọi là giấy in sơ đồ vi tính)
I. Khái niệm :
Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho các chi tiết sản phẩm sắp xếp lên 1 tờ giấy
có khổ giấy tượng trưng cho khổ vải và chiều dài xác định trước nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật và tiết kiệm được nhiều nguyên phụ liệu nhất
II. Các yêu cầu chung khi giác sơ đồ :
Để thực hiện giác sơ đồ tốt, cần chú ý các yêu cầu sau :
- Tính chất nguyên phụ liệu
- Định mức giác sơ đồ ban đầu : dài sơ đồ, rộng sơ đồ
- Số lượng cỡ vóc, số lượng chi tiết trên sơ đồ
- Đảm bảo độ vuông góc của sơ đồ ( sơ đồ phải là hình chữ nhật)
- Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải từ 1-2 cm tùy từng loại biên vải để đảm bảo an toàn
trong khi cắt
- Phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ( canh sợi và hướng sợi ghi trên mẫu, các chi tiết
cần đối xứng không được đuổi chiều nhau, các chi tiết trên cùng 1 sản phẩm phải được
xếp dặt cùng chiều...)
- Phải biết được những chi tiết nào có thể sai lệch được để giác sơ đồ đạt hiệu quả cao
nhất
- Sơ đồ không có những khoảng trống bất hợp lí
III. Công thức tính phần trăm hữu ích :
III.1. Phần trăm hữu ích ( I ), còn gọi là hiệu suất giác sơ đồ (H) : là tỉ lệ phần trăm
giữa diện tích bộ mẫu và diện tích giác sơ đồ.
SM
I = —— x 100
Ssđ
Với SM : diện tích bộ mẫu
SSđ :diện tích sơ đồ
III.2. Phần trăm vô ích (P) : là tỉ lệ phần trăm giữa phầnd vải bỏ đi với diện tích sơ đồ
Ssđ - SM
P = ———— x 100 = 100 - I
Ssđ
- Thông thường, trước khi sản xuất một mã hàng, tỉ lệ phần trăm vô ích thường được cho
trước và dao động từ 6-20%.
IV. Phương pháp tính diện tích bộ mẫu :
Qua các công thức ở trên, ta thấy rõ, để có thể tính được P hay I, có một đại lượng vô cùng
quan trọng mà ta phải biết trước,đó chính là diện tích bộ mẫu. Việc tính diện tích bộ mẫu
là công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính tỉ mỉ của cán bộ thiết kế. Người ta có
nhiều cách để tính diện tích bộ mẫu như sau :
IV.1. Phương pháp đo bằng máy đo diện tích :
Sử dụng máy rà quét trên bề mặt các chi tiết để tính diện tích của từng chi tiết rồi cộng
tổng diện tích các chi tiết lại để có được diện tích bộ mẫu. Phương pháp này ta ít áp dụng vì
hầu hết các xí nghiệp chưa có điều kiện trang bị máy
IV.2. Phương pháp đo diện tích bằng các tính toán hình học :
Tính diện tích sử dụng của các chi tiết trên mặt phẳng bằng cách chia mẫu ra nhiều hình nhỏ,áp dụng các công thức tính hình học để tính. Sau đó cộng diện tích toàn bộ bộ mẫu
để có tổng diện tích sử dụng.Phương pháp này phức tạp và sai số cho phép thường từ 1,5-3% .
IV.3. Phương pháp cân tính khối lượng suy ra diện tích của bộ mẫu :
Tỉ lệ khối lượng các chi tiết với khối lượng bộ mẫu củng bằng tỉ lệ giữa diện tích các chi
tiết với diện tích bộ mẫu
M1 S1 S1M2
—— = —— => S2 = ——
M2 S2 M1
Trong đó :
M1 : khối lượng của 1 chi tiết nào đó
M2 : khối lượng của bộ mẫu
S1 : diện tích chi tiết đã được đem cân
S2 : diện tích bộ mẫu
Điều kiện thực hiện phương pháp này : khối lượng riêng của bìa cứng sai biệt không đáng
kể và cân đươc chọn phải có độ chính xác cao.
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ :
V.1. Kiểu dáng của sản phẩm :
- Sản phẩm có nhiều chi tiết, kiểu dáng phức tạp thì hiệu suất giác sơ đồ giảm
- Sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ thì hiệu suất giác sơ đồ tăng
V.2. Giác lồng cỡ vóc : Một sơ đồ có ghép nhiều cỡ vóc thì hiệu suất giác sơ đồ tăng.
V.3. Tính chất vải
- Vải uni, vải bông : hiệu suất giác sơ đồ lớn
- Vải carô, vải sọc, vải nhung, vải hoa văn 1 chiều : hiệu suất giác sơ đồ giảm
V.4. Cách xếp đặt mẫu trên sơ đồ : Nếu đặt nhiều chi tiết thiên canh sợi thì hiệu suất
giác sơ đồ giảm
V.5. Kinh nghiệm và trình độ của người giác sơ đồ : Người giác sơ đồ phải có kinh
nghiệm, có óc quan sát, phải biết phân tích tổng hợp, sẽ biết cách sắp xếp hợp lí
các chi tiết, giảm được nhiều chỗ trống bất hợp lí và tăng hiệu suất giác sơ đồ
(Theo KCNM)