Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về: Lịch sử ngành giấy thế giới. Tuy nhiên chắc hẳn nhiều người chưa biết về lịch sử ngành giấy tại Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau để hiểu hơn về một nghề truyền thống của ông cha ta từ xa xưa và đang phát triển hơn mỗi ngày.
Theo các nhà nghiên cứu sử học và các tài liệu ghi chép được thì nghề làm giấy tại nước ta đã có từ rất sớm. Ngay từ đầu Công nguyên, khoảng thế kỉ thứ III, tức là đã có cách đây khoảng 1.700 năm.
Theo các giai thoại kể lại thì ở Việt Nam cũng có ông tổ nghề giấy. Không có tài liệu nào ghi chính xác tên tuổi của ông. Chị biết rằng ông là người làng An Cốc đã học nghề làm giấy từ Hồng Kông và đem về truyền dạy cho ba làng: An Cốc, Yên Thái, Yên Hòa. Thời bấy giờ giấy được làm chủ yếu từ gỗ mật hương, rong, rêu…
Hiện nay loại giấy này không còn nữa. Nhưng kỹ thuật làm giấy thủ công này vẫn còn tồn tãi mãi đến sau này tại vùng Bưởi (làng Đông Xã, Hà Khẩu, Yên Thái…), quận Ba Đình, Hà Nội.
Dấu mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành giấy Việt Nam, chính là sự ra đời của nhà máy giấy đầu tiên vàoNăm 1912. Ngành giấy của VIệt Nam chính thức chuyển mình từ mô hình sản xuất thủ công sang phương pháp công nghiệp với máy sản xuất giấy hàng loạt. Nhà máy giấy này được đặt tại Việt Trì – Phú Thọ.
Sau đó rất nhiều các nhà máy giấy khác được ra đời. Dựa theo nhu cầu sử dụng khác, giấy được phân ra thành 4 loại là:
1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết… )
2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …)
3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)
4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Và đến nay thì đã có rất nhiều các doanh nghiệp ngành giấy hoạt động, cả sản xuất và thương mại.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU tự hào là doanh nghiệp đã Kế thừa và phát huy truyền thống nghề làm giấy từ lâu đời của cha ông, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất giây bao bì.