Hotline: 0912 526 521
  • Language:
  • vi
  • en
  • cn
  • kr
Tin tức - giải trí
Khám phá nét đẹp của nghề giấy qua văn học dân gian
  • admin
  • 14.07.2018/li>

 

Hà Nội – kinh đô văn hóa của Việt nam đã rất nổi tiếng với các ngành nghề thủ công truyền thống và nghề làm giấy là một trong những nghề có truyền thống khá lâu đời. Trong cuốn Cuốn “Dư Địa Chí” được viết vào đầu thế ký thứ 5, Nguyễn Trãi một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam đã viết về nghề làm giấy ở Phương Yên Thái. Sách “Việt Sử Lược” khi viết về giai đoạn đời Trần cũng có kể về con ngõ chuyên nghề làm giấy ở cầu Tây Dương – Tức khu vực Quận Cầu Giấy ngày nay.

Không chỉ trong các cuốn sách cổ Việt Nam mà trong sử sách Trung Quốc cũng thuật lại rằng vào Thế kỷ thứ 3, người Việt ta đã biết làm giấy từ vỏ và lá cây trầm hương, một loại giấy rất được vua chúa, quan lại và học giả Trung Quốc bấy giờ ưa dùng.

Giấy dùng để ghi chép văn thơ. Có lẽ vì thế mà nghề làm giấy là một trong những nghề có vốn văn nghệ dân gian - đặc biệt là ca dao - khá phong phú.

Phường Yên Thái được nói đến trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi chính là vùng Bưởi ngày nay, đã sản xuất ra loại giấy Bưởi nổi tiếng. Tiếng chày giã bột giấy đều đều của làng giấy Yên Thái đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

 

Hay trong một câu  thơ khác:

 

Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông Giặm Bìa

 

“Vạc nấu dó”: loại lò bằng đất đắp cao đến bốn năm mét đun sôi nước đựng trong một cái chảo lớn, lấy hơi nước làm chín những lớp dó đặt trên miệng chảo. Những vạc nấu dó này dựng ngay bờ sông Tô Lịch - con sông Giặm Bìa, nơi lấy nước để giặm những thân dó cho hết những chất vôi trước khi đưa giã thành bột giấy.

Nỗi vất vả gian khổ của nghề làm giấy xưa được phản ánh khá rõ trong đoạn thơ truyền miệng sau:

Giã nay rồi lại giã mai

Đôi chân tê mỏi dó ơi vì mày!

Seo đêm rồi lại seo ngày

Đôi tay nhức buốt vì mày dó ơi!

Giã nay rồi lại giã mai...

Tình yêu nghề, tình yêu nam nữ còn được thể hiện rất tình tứ trong những câu ca dao sau:

Tàu seo nước giá như đồng

Tay đưa liềm giấy mà lòng nhớ ai

Nhớ người tuổi ngoại đôi mươi

Da xanh mai mái nụ cười đưa duyên

“Tàu seo” và “liềm giấy” chính là những dụng cụ trong nghề giấy. Tàu seo là dụng cụ đựng keo pha loãng, liềm giấy dùng láng nước bột giấy và chao đi chao lại cho thành hình tờ giấy.

Nỗi nhớ người tình và chắc hẳn là người tình cùng làm nghề giấy còn được thể hiện qua một đoạn thơ trữ tình khác:

 

Đêm qua bốc uốn một mình

Nghe hơi sương xuống nhớ tình nhân xưa

Tình nhân xưa bây giờ xa vắng

Nỗi mong chờ cay đắng riêng em

Than ôi tăm cá bóng chim

Biết đâu đường lối mà tìm hỡi ai!

“Bóc uốn” là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình xếp những chồng giấy mới seo lên nhau để ép cho ra hết nước, rồi lại bóc ra từng tờ để phơi khô.

Dán giấy phơi khô còn được gọi là “can” giấy. Và cũng có những lúc người thợ làm giấy vừa can giấy vừa nhớ người yêu:

Tay can lòng những nhủ lòng

Ở đây ấm áp lạnh lùng thương ai

Đường trần nay ngược mai xuôi

Gió hôm sương sớm ngậm ngùi một thân

Công việc làm giấy tuy vất vả, thu nhập lại không cao nhưng những người thợ làm giấy rất lạc quan, yêu nghê, tâm huyết và tự hào về công việc của mình:

Người ta đúc tượng làm chùa

Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi

Dám xin sư bác chớ cười

Tay em làm giấy cho người chép kinh

Người ta buôn vạn bán ngàn

Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi

Dám xin nho sĩ chớ cười

Tay em làm giấy cho người viết thơ

Nghề giấy đã đóng góp không ít công sức vào sự phát triển chung của nhân loại. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy hiện đại, Chúng tôi không ngừng nỗ lực tiếp nối truyền thống của cha ông và tình yêu đối với nghề giấy.

Chỉ đường
Zalo
Hotline
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU