Túi giấy tái chế là loại túi được làm từ giấy tái chế - loại giấy đã qua sử dụng thành rác thải, phế liệu; được tái xử lý để tạo thành loại giấy mới dùng cho các mục đích khác nhau.
Theo số liệu từ paperbag.org, ở khu vực Châu Âu, một chiếc túi giấy trung bình được tái sử dụng hoặc tái chế 3,5 lần trước khi bị vứt bỏ hoàn toàn.
Vậy loại túi giấy nào có thể tái chế? Câu trả lời là hầu hết các loại túi như túi shopping, túi giấy cà phê, túi đựng quà, túi đựng thực phẩm… Tuy nhiên, một số trường hợp không thể tái chế nếu chiếc túi ấy có một lớp màng nhựa, bị mục ướt hoặc dính dầu mỡ, thực phẩm không thể loại bỏ.
2. Giải mã ký hiệu thường thấy trên túi giấy tái chế?
Mobius Loop: Một biểu tượng phổ biến cho biết chiếc túi giấy này có thể tái chế.
Mobius Loop: Ký hiệu sản phẩm có thể tái chế, con số bên trong cho biết tỷ lệ phần trăm bao bì được làm từ vật liệu tái chế. Khuyến khích người tiêu dùng tái chế sau khi sử dụng.
The Green Dot: Nếu bạn thấy biểu tượng này trên túi giấy thì có nghĩa là nhà sản xuất đã có những đóng góp nhất định vào việc tái chế chiếc túi đó.
FSC: Biểu tượng sản phẩm đạt chứng nhận FSC, nghĩa là túi giấy này có nguồn gốc rõ ràng - nguồn gỗ được sản xuất và quản lý bởi Hội đồng quản lý rừng FSC, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).
3.1 Tiết kiệm chi phí sản xuất
Những con số sau sẽ gây ngạc nhiên về lợi ích của việc tái chế giấy. Trung bình cứ một tấn giấy được tái sử dụng, chúng ta có thể tiết kiệm:
(Nguồn số liệu: plhgroupinc.com)
Điều đó cho thấy, sử dụng giấy tái chế sẽ tiết kiệm một khoản không hề nhỏ về chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội, đồng nghĩa môi trường được bảo vệ tốt hơn.
3.2 Giảm lượng phát thải CO2
Trong khi những cây non hấp thụ khí CO2 nhanh hơn thì cây già có khả năng tồn trữ khí này nhiều hơn. Nếu tái chế giấy, đồng nghĩa số lượng cây già lấy gỗ giảm, điều này giúp lượng CO2 tồn trữ trong cây nhiều hơn và làm giảm khí nhà kính trong khí quyển.
Cứ 1m3 gỗ sẽ hấp thụ 1 tấn CO2 và thải ra 0,7 tấn O2.
Thống kê cho thất, lượng carbon lưu trữ trung bình hàng năm của rừng châu Âu đạt 719 triệu tấn CO2/năm. Số lượng này bằng lượng khí thải CO2 do Đức tạo ra hàng năm, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất và xây dựng, giao thông, hộ gia đình, nông nghiệp, các chất thải. Hoặc tương đương 209 nhà máy nhiệt điện than.
Sử dụng túi giấy tái chế đựng thực phẩm, hoa quả, hàng hóa... là cách tích cực bảo vệ môi trường (Hình: freepik)
3.3 Dễ dàng tái chế và phân hủy
Nghiên cứu từ kênh truyền hình Mỹ NBC cho thấy, đa phần túi giấy chứa ít nhất 35% nguyên liệu tái chế hoặc nhiều hơn. Sau khi được sử dụng, những chiếc túi giấy tiếp tục xử lý và tái sử dụng, trong khi nhiều công ty không chấp nhận tái chế túi nhựa bởi chúng có thể làm tắc nghẽn máy móc hoặc đòi hỏi một quy trình xử lý phức tạp hơn.
Không chỉ dễ phân hủy, ưu điểm của túi giấy là có thể tái chế dễ dàng, tiết kiệm chi phí sản xuất (Hình: freepik)
Một chiếc túi nhựa mất từ 500 – 1000 năm để phân hủy, trong khi một chiếc túi giấy mất khoảng vài tháng. Thậm chí, bạn có thể xé nhỏ túi giấy và chúng vào đống phân ủ cây cũng rất tốt.
3.4 Bảo vệ đời sống sinh vật biển
Những chiếc túi nhựa có thể phá hủy cuộc sống của hàng ngàn sinh vật biển mỗi năm. Bởi chúng khiến một số động vật biển tưởng nhầm thức ăn, gây tắc nghẽn bao tử và nguyên nhân khiến nhiều động vật chết đói như rùa biển, cá voi hoặc các loài chim biển. Túi giấy có thể phân rã trong nước nên mức độ nguy hiểm đối với sinh vật biển sẽ thấp hơn.
So với túi nhựa thì túi giấy có khả năng phân hủy nhanh hơn, thân thiện với môi trường hơn
3.5 Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
Sử dụng túi giấy tái chế là cách giới thiệu khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn quan tâm và góp sức bảo vệ môi trường. Điều này góp phần tạo dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu, lôi cuốn khách hàng hơn.
4.1 Vết bẩn thực phẩm, dầu mỡ
Những vết thực phẩm vấy bẩn trên túi giấy là một trong những khó khăn nhất trong quá trình tái chế. Vì nhựa, kim loại hay thủy tinh được tái chế bằng phương pháp nhiệt nên dầu mỡ, vết bẩn sẽ không thành vấn đề. Nhưng đối với bao bì giấy như túi giấy, hộp giấy… do chúng được trộn với nước và hòa thành bùn, nên nếu không loại bỏ dầu mỡ, vết bẩn thì ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm tái chế.
Túi giấy đựng thực phẩm, sau khi loại bỏ vết bẩn và dầu mỡ, có thể tiếp tục tái chế và tái sử dụng
4.2 Các thành phần cấu tạo túi giấy
Hầu hết các phần keo định vị trên túi như mép dán hông, dán đáy, quai túi… đều tan trong nước. Các công ty sản xuất giấy có thể loại bỏ phần keo này trong quá trình tái chế.
Có rất nhiều nguyên liệu được dùng để làm quai túi xách đa dạng về kích thước, màu sắc như vải, ruy băng, cotton... Thông thường, túi giấy tái chế thường sử dụng quai túi bằng giấy xoắn hoặc giấy gấp, vẫn có thể đảm bảo thẩm mỹ và thân thiện môi trường. Nếu quai túi làm bằng giấy xoắn hoặc giấy gấp, chúng sẽ được tái chế chung với phần thân túi. Nhưng quai túi sẽ được tách bỏ trước khi tái chế nếu bằng nguyên liệu khác như cotton, ruy băng, vải…
Túi giấy sử dụng những kỹ thuật in ấn như ép nhũ, cán màng mờ/bóng, phủ UV – vanish… cũng sẽ được cân nhắc phân loại trước khi tái chế.
Để được tư vấn hoàn toàn miễn phí cho từng mặt hàng, liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU
Địa chỉ 1: Gia Cốc - Xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội
Địa chỉ 2: Số 46/310, đường Nguyễn Văn Linh – KCN Sài Đồng B – Long Biên – Hà Nội
0912 526 521 - 04 36770301 / Fax: 0436.525.351
toancaupp@gmail.com