Hotline: 0912 526 521
  • Language:
  • vi
  • en
  • cn
  • kr
Tin tức - giải trí
5 BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH IN OFFSET BAO BÌ GIẤY
  • admin
  • 20.12.2020/li>

In offset là một trong những phương pháp in bao bì được ưa chuộng hiện nay, bởi những lợi ích và kết quả tuyệt vời mà chúng đem lại. Trong bài viết này, hãy cùng Khang Thành tìm hiểu những bước cơ bản trong quy trình in offset bao bì giấy.


Lịch sử in offset bao bì giấy

Năm 1903, Ira Washington Rubel được xem như là người đầu tiên tiếp cận và ứng dụng công nghệ in offset trên giấy. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho công ty in ấn tự động Harris. Đây là hai dấu son nền tảng làm nên sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ in ấn này.


Sau nhiều thăng trầm, năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho ngành in ấn thương mại. Bên cạnh đó, sau nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ, ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.

Vậy in offset là gì và chúng được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực in ấn và sản xuất bao bì?
 

in offset bao bì giấy
 

Khái niệm in offset trong sản xuất bao bì giấy

In offset là một kỹ thuật in ấn mà trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) rồi mới ép từ miếng cao su này lên bề mặt giấy. Kỹ thuật này tránh được việc làm nước dính lên giấy theo mực in. 

In offset có nhiều ưu điểm nên rất được lòng các nhà sản xuất bao bì. Trong đó, các ưu điểm nổi trội bao gồm:

  • Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, da thô nhám).
  • Chế tạo các bản in offset dễ dàng hơn
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn.

 

Các bước in offset trong sản xuất bao bì



 

2.1 Thiết kế chế bản

Để có được bản in offset chất lượng, không bị lỗi hỏng đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu là thiết kế bản in chuẩn file. 

Các thông tin cần trình bày trên thiết kế một cách hài hòa cả về nội dung, hình thức và màu sắc theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khách hàng. Sau khi đã thỏa thuận và hoàn thiện quá trình thiết kế, công ty in bao bì có thể chuyển sang bước kế tiếp là outfilm.
 

2.2 Output film

Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).

Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản có thể hòa sắc để tạo nên tất cả các màu sắc khác. Những màu cần thiết được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau. Quá trình này gọi là “output 4 tấm film”.
 

in offset bao bì giấy
In offset sử dụng 4 tấm film tương ứng 4 màu CMYK (Ảnh: kknews)

 

2.3 Phơi bản kẽm

Sau khi có 4 tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ 3 trong quá trình in offset.

 

2.4 In offset

Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên.

Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.

Trong quy trình in, kỹ thuật viên in ấn sẽ phải chạy thử các bản nháp nhằm đảm bảo màu in ổn định. Khi tiến hành in offset, nhà in phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng.

2.5 Gia công sau in

Sau khi in offset, kỹ thuật viên in ấn sẽ thực hiện đến bước cuối cùng để hoàn thiện bản in offset đó là quá trình gia công sau in. Thông thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.

Cán màng mờ là quá trình tô điểm thêm cho sản phẩm và không bắt buộc phải gia công, tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng. Cán màng mờ là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán màng mờ sẽ giúp cho việc in tờ rơi được mịn màng và giúp hình ảnh trở nên bắt mắt. 

Để đảm bảo quá trình in offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.
 

Một sản phẩm hộp giấy được gia công bằng phương pháp in offset, gam màu nhẹ nhàng, tinh tế



Ưu điểm của in offset là cho kết quả in sắc nét, rất phù hợp dòng bao bì cao cấp như hộp cứng, hộp quà tặng

in offset bao bì giấy Khang Thành

In offset là phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả, đặc biệt yêu cầu in số lượng lớn, chất lượng cao

 

Để được tư vấn hoàn toàn miễn phí cho từng mặt hàng, liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU

  Địa chỉ 1: Gia Cốc - Xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội

  Địa chỉ 2: Số 46/310, đường Nguyễn Văn Linh – KCN Sài Đồng B – Long Biên – Hà Nội

  0912 526 521 - 04 36770301 / Fax: 0436.525.351

  toancaupp@gmail.com

 

Chỉ đường
Zalo
Hotline
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU