Màu sắc trong thiết kế và in ấn là yếu tố cực kì quan trọng làm nên chất lượng của bản in và vẻ đẹp, sự hài hòa, bắt mắt của thiết kế.Trong thiết kế bao bì, việc phối màu làm sao để in ấn không bị lệch màu là một khía cạnh rất quan trọng. Vì vậy, việc chọn lựa hệ màu in ấn và các công thức tổng hợp màu trong in offset đòi hỏi các nhà in phải tìm hiểu kĩ lưỡng, nắm rõ và vận dụng thuần thục.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, thiết kế… cũng nên tích lũy thêm những kiến thức cơ bản về cách tổng hợp màu trong in offset để hiểu rõ và đúng, hỗ trợ thêm cho các vấn đề liên quan đến yêu cầu in ấn. Để hiểu rõ các vấn đề này, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến hệ màu CMYK, các cách phân biệt màu và phân biệt các cách tổng hợp màu trong in offset.
CMYK và RGB là khái niệm về 2 hệ màu mà chúng ta thường bắt gặp trong thiết kế. Tuy nhiên, trong in ấn người ta thường sử dụng hệ màu CMYK. Vậy hệ màu CMYK là gì và tại sao trong in ấn offset người ta thường sử dụng hệ màu này?
CMYK là hệ màu trừ - hệ màu mà mắt người nhìn thấy nhờ sự phản xạ của ánh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng. CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu:
Sự khác nhau giữa các hệ màu CMYK, RGB và RYB
Trong đó, màu đen (K) là màu chủ yếu, then chốt trong hệ 4 màu CMYK. Hệ màu CMYK là hệ màu thường được sử dụng trong in ấn offset như: in tờ rơi, sách, báo hay tạp chí… Trong công nghệ in offset, việc phục chế màu sắc của hình ảnh dựa trên nguyên lý in chồng tram các bản tách màu, tương ứng với 4 mực in cơ bản bao gồm các màu đơn sắc trong hệ màu CMYK. Màu sắc của hình ảnh in trên giấy mà ta cảm nhận được là sự kết hợp của cả tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
Thay vì dùng sử dụng 3 mực màu C, M, Y trộn hoặc in chồng để tạo màu đen và xám (theo lý thuyết tổng hợp màu trừ) có thể sử dụng mực đen in bổ trợ hay in trực tiếp (thay thế hoàn toàn 3 mực C, M, Y) để giảm thiểu chi phí.
Hệ màu CMYK trong tiếng Anh, cách gọi như sau:
Tùy thuộc vào vai trò của thành phần màu đen (mực đen) trong việc tổng hợp màu sắc của hình ảnh khi in phục chế, người ta phân chia thành 2 phương pháp tổng hợp màu cơ bản trong in offset, bao gồm tổng hợp màu hữu sắc và tổng hợp màu vô sắc. Trong đó:
Mỗi phương pháp tổng hợp (phục chế) màu sẽ có các hình thức tạo hình ảnh CMYK hay các cơ chế tạo các bản in tách màu CMYK tương ứng. Các không gian màu sẽ được chuyển đổi với Color Lookup Table hoặc ICC Profile.
Màu C, M, Y, K khi được bóc tách thành các lớp màu riêng biệt
Để mở rộng khoảng mật độ hình ảnh, màu đen chỉ có ở những vùng tối nhất của hình ảnh nhằm tăng độ tương phản và cải thiện độ sắc nét của hình ảnh trên tờ in. Phương pháp tổng hợp màu vẫn chủ yếu dựa trên các màu C, M, Y.
Kết quả là vẫn tốn nhiều chi phí mực in, đồng thời khi in chồng màu rất khó ổn định cân bằng xám, không gian màu phục chế bị thu hẹp, tờ in lâu khô… Ngày nay, phương pháp này không còn phù hợp với các máy in nhiều màu tốc độ cao thường sử dụng trong kỹ thuật in offset.
Sự khác nhau giữa 4 phương pháp tổng hợp màu
Màu đen K (Black) được tạo ra nhiều hơn ở vùng tối của hình ảnh (màu đen xuất hiện từ vùng mid-tone và tăng dần trong vùng shadow). Những mảng màu xám trung tính ở vùng tối của hình ảnh (neutral image shadow) thay vì tổng hợp từ các màu C, M, Y được thay bằng tông màu đen tương đương.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí mực in trong kỹ thuật in offset, đồng thời do độ dày lớp mực in chồng ở vùng tối giảm, do đó tờ in mau khô hơn và bớt các sự cố tờ in bị lem, bị dính mặt hoặc bị dặm mặt…
Đây là phương pháp tổng hợp màu lấy màu đen là làm màu chủ đạo (dominant color). Trên toàn bộ không gian màu của hình ảnh, từ vùng sáng đến vùng tối, trị số tổng hợp ba màu C + M + Y sẽ được tách thành hai phần khác nhau, bao gồm: giá trị xám trung tính (achromatic value) và giá trị màu (chromatic value).
Giá trị xám trung tính là tổng hợp của 3 màu C, M, Y tương ứng với màu có trị số (%) thấp nhất và được thay thế bằng trị số màu K (%) tương đương. Giá trị màu còn lại là tổng hợp của các giá trị màu thành phần trừ đi giá trị xám trung tính. Như vậy, với giải thuật GCR, để phục chế màu của hình ảnh chỉ cần màu đen và một hoặc nhiều nhất là hai trong ba mực màu C, M, Y. Phương pháp GCR rõ ràng tiết kiệm lượng mực CMY rất nhiều so với UCR trong phương pháp in offset.
Về mặt chất lượng hình ảnh và chất lượng in, áp dụng phương pháp phân màu GCR khi in chồng màu cân bằng xám dễ dàng đạt được và ổn định, khả năng truyền mực tốt hơn. Nhược điểm lớn nhất của phân màu GCR là độ bão hòa màu không cao (giảm).
3.4 Tổng hợp màu vô sắc với màu hữu sắc bổ sung (achromatic composition with chromatic color addition – UCA)
Đây còn gọi là phương pháp tổng hợp màu vô sắc không hoàn toàn (GCR 50%, GCR 70%, GCR medium, GCR heavy…). Với phương pháp này, màu đen được tạo ra thay thế một phần giá trị xám trung tính và không thay thế hoàn toàn (UCA là viết tắt của Under Color Addition).
Để tạo màu xám trung tính ở vùng tối của hình ảnh do mật độ mực đen không đủ, sẽ in bổ sung thêm một phần các màu C, M, Y. Chất lượng hình ảnh và chất lượng in (độ bão hòa màu, độ tương phản hình ảnh) tốt hơn phương pháp sử dụng GCR 100% trong phương pháp in offset đồng thời vẫn tiết kiệm mực in nhiều hơn so với phương pháp chỉ dùng UCR.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về cách tổng hợp màu trong phương pháp in offset, các chuyên gia in ấn và các nhà thiết kế cần nắm rõ các nguyên lý và các cách tổng hợp màu sắc trong phương pháp in để có cái nhìn tổng quan, cũng như ứng dụng phù hợp để sản xuất ra các bản in chất lượng, màu sắc chuẩn, sắc nét và đẹp mắt.
Để được tư vấn hoàn toàn miễn phí cho từng mặt hàng, liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TOÀN CẦU
Địa chỉ 1: Gia Cốc - Xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội
Địa chỉ 2: Số 46/310, đường Nguyễn Văn Linh – KCN Sài Đồng B – Long Biên – Hà Nội
0912 526 521 - 04 36770301 / Fax: 0436.525.351
toancaupp@gmail.com